Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện ở nước ta phát triển khá mạnh. Được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay như trong thiết kế nội thất, sơn xe máy, khung thùng xe ô tô, xe ba bánh…. Bạn sẽ rất dễ bắt gặp những sản phẩm có lớp sơn bóng, khó trầy xước và rất mịn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến công nghệ sơn này và những ưu điểm mà nó mang lại.
Tìm hiểu về sơn tĩnh điện
1/ Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn sử dụng nguyên lý điện tử. Với bột sơn tĩnh điện được tích điện dương còn bề mặt kim loại được tích điện âm. Nhằm tạo sự bám dính cho sơn lên bề mặt kim loại.
Hiện nay trên thị trường, người ta phân ra làm 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện, đó là sơn tĩnh điện khô và ướt.
– Sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột): Là dạng phun bột trực tiếp không pha. Được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox…
– Sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi): Là dạng pha bột với dung môi hoặc nước. Được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ,…
Sơn tĩnh điện tiếng anh là gì?
Tên tiếng anh của sơn tĩnh điện là powder coating hay electrostatic painting.
Được ra đời vào năm 1950, nó được phát minh bởi TS.Erwin Gemmer. Phương pháp sơn được phổ biến ở các nước phương Tây và Bắc Mỹ từ những năm 1960.
Sơn tĩnh điện có tác dụng gì?
Ngày nay ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng rất phổ biến. Sản phẩm sơn tĩnh điện có bề mặt đẹp và chất lượng tốt… Đảm bảo khả năng bảo vệ sản phẩm từ các tác hại xấu từ môi trường.
Về ưu điểm có thể thấy:
- Bột sơn bám vào sản phẩm đến 99%, chỉ dôi dư một phần nhỏ và có thể được tái sử dụng. Tiết kiệm chi phí.
- Quá trình phun sơn diễn ra nhanh chóng và không cần sử dụng đến sơn lót, trong khi sơn ướt lại phải dùng đến dung môi. Vì vậy rút ngắn thời gian thi công
- Quy trình thực hiện phun sơn dễ dàng thông qua thiết bị súng phun sơn.
- Dễ vệ sinh bột sơn khi bám lên người, tuổi thọ sản phẩm lâu, cho độ bóng cao khi hoàn thiện sản phẩm.
- Lớp sơn sản phẩm được tạo ra từ sơn tĩnh điện có khả năng cách điện.
2/ Sơn tĩnh điện có những màu gì?
Sơn tĩnh điện có màu sắc đa dạng, phong phú, tùy theo cách pha bột màu mà chúng ta sẽ có màu sơn khác nhau. Một số màu sơn tĩnh điện thông dụng ta có thể kể đến như: Màu vàng đồng; màu xanh, màu đen tuyền, màu xám trắng, xám ghi, trắng xứ. Màu vân gỗ, kim tượng và nhiều màu sắc khác.
3/ Sơn tĩnh điện và sơn thường khác nhau như thế nào?
Ngoài những ưu điểm của sơn tĩnh điện so với sơn thường mà chúng ta đã xét ở trên. Thì sơn tĩnh điện còn có thể tạo sắc thái thay vì chỉ có thể quét trơn như sơn thường.
– Bạn có thể tạo độ bóng, nhăn, mờ, cát hoặc nhám cho bề mặt sơn; ứng dụng cho các sản phẩm được sử dụng trong nhà hoặc dùng nhiều ngoài trời.
– Các hiệu ứng (sắc thái) sơn này cũng làm giảm nguy cơ trầy, xước, phai màu, ăn mòn hay các vấn đề khác so với sơn thường.
Giá sơn tĩnh điện bao nhiêu?
Ứng với mỗi loại vật liệu khác nhau mà cách tính tiền sơn tĩnh điện khác nhau Giá sơn tĩnh điện thường được tính theo kg và m2, chúng ta cùng xem cụ thể như sau:
1/ Sơn tĩnh điện bao nhiêu tiền 1kg
Theo cách tính này – những vật liệu sắt thép dày tính theo kg. Tùy theo loại sơn sử dụng và hình dạng sản phẩm sơn dễ hay khó mà giá có khác nhau chút ít. Giá dao động từ 6.000 -10.000/kg.
Một số dòng sơn đặc chủng tiêu biểu dùng riêng cho kim loại sắt thép có thể kể đến như: Sơn tĩnh điện Jotun Paint, sơn acnozobel, sơn tiger,… Các loại sơn này đều được sản xuất với công nghệ hiện đại, chất lượng đảm bảo phù hợp với quy trình phun sơn tĩnh điện.
2/ Sơn tĩnh điện bao nhiêu tiền 1m2
Với những sản phẩm khác như:
– Thiết bị y tế, máy móc, vật dụng, bàn, ghế, giường, xe lăn, cáng cứu thương, …
– Thiết bị điện tử, máy tính, ti vi, tủ lạnh, bếp ga, lò sưởi
– Bàn, ghế, tủ, chạn, bếp, cửa, kệ, sofa, ..
– các sản phẩm từ kim loại mỏng như: Sắt, thép, inox, nhôm, đồng, kẽm, …
Thì giá sơn tĩnh điện tính theo 1m2. Giá sơn cũng khác nhau tùy theo hình dạng sản phẩm sơn dễ hay khó và sắc thái của sơn ví dụ như:
- Với dòng sơn bóng thường giá dao động từ 120.000 VNĐ – 15.00 VNĐ/m2
- Với sắc thái sơn nhăn giá dao động từ 150.000 VNĐ – 200.00 VNĐ/m2
- Hình dạng sơn giả gỗ giá dao động từ 250.000 VNĐ – 350.00 VNĐ/m2
Ứng dụng sơn tĩnh điện vào xe ba bánh
1/ Vai trò phổ biến của sơn tĩnh điện trong chế tạo xe
Phương tiện xe máy, xe ô tô, xe ba bánh,… là những phương tiện thường xuyên tiếp xúc thường xuyên tiếp xúc với nắng, mưa. Chính vì vậy nếu không có biện pháp bảo vệ đúng đắn những chiếc xe sẽ nhanh chóng bị hoen gỉ, cũ kỹ. Đặc biệt là những bộ phận được làm từ kim loại như như vành, khung xe…
Chính vì vậy, áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện vào ngành chế tạo ô tô, xe máy là một ràng buộc không thể tách rời và đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Nhờ lực hút của sơn tĩnh điện mà lớp sơn và vật có độ kết dính chặt chẽ. Vì vậy những chiếc xe sẽ có khả năng chống trầy xước và hen gỉ rất tốt. Hơn nữa, khi được phun lên một lớp sơn tĩnh điện sản phẩm trông sẽ bắt mắt hơn, có vẻ bề ngoài bóng mịn và dễ lau chùi, cọ rửa hơn.
Không chỉ được áp dụng trong công nghệ chế tạo ô tô, xe máy, xe ba bánh,… mà trong công nghiệp hàng hải, xây dựng công nghiệp, dân dụng… thì sơn tĩnh điện cũng đóng một vai trò quan trọng không kém.
2/ Ứng dụng trong chế tạo khung, thùng xe ba bánh
Ngày nay sơn tĩnh điện không chỉ được ưu tiên sử dụng trong các ngành công nghiệp cao cấp như điện tử, ô tô… Nhờ giá thành phù hợp, chất lượng tốt.. nó được ứng dụng trong ngành chế tạo những dòng xe bình dân như xe ba bánh… Cụ thể là ứng dụng trong chế tạo khung, thùng xe ba bánh.
Đọc thêm dịch vụ: đóng thùng xe ba bánh bạn sẽ thấy quy trình đầy đủ của dịch vụ đóng thùng xe bằng phương pháp sơn tĩnh điện.
3/ Quy trình phun sơn tĩnh điện
Quy trình phun sơn tĩnh điện được làm trong một quy trình khép kín. Hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện, bao gồm từ khi sản phẩm được đưa vào ban đầu đến lúc cho ra hoàn phẩm hoàn thiện với chất lượng tốt nhất . Với 4 bước cơ bản:
Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm
Các sản phẩm trước khi đưa vào phun sơn tĩnh điện đều phải trải qua bước xử lý bề mặt. Việc này sẽ giúp loại bỏ các ghỉ sét, dầu mỡ,.. bám dính trên bề mặt sản phẩm. Điều này sẽ giúp cho sơn bám dính tốt hơn, bề mặt mịn hơn, thẩm mĩ tốt hơn.
Bước 2: Sấy khô sản phẩm
Sử dụng lò sấy khô sẽ giúp sản phẩm được làm khô nhanh chóng trước khi đưa vào sơn tĩnh điện ở bước tiếp theo.
Bước 3: Phun sơn
Quy trình phun sẽ có sự xuất hiện của dụng cụ súng phun sơn tĩnh điện. Mức độ của sơn sẽ phụ thuộc tùy vào bạn pha sao cho đảm bảo nước sơn ra thành phẩm là đẹp nhất.
Súng phun bao gồm: súng phun buồng đơn và súng phun buồng đôi hoặc đối xứng.
Bước 4: Sấy khô
Sau khi tiến hành phun xong, bạn sẽ đưa sản phẩm sơn vào sấy khô trong buồng sấy sơn. Công đoạn sấy khô này sẽ giúp sơn bám chắc, đều lên bề mặt hơn so với thông thường, nhiệt độ được thiết lập theo tiêu chuẩn từng loại sản phẩm, giúp sơn bám đều bề mặt hơn.
Cách thu hồi bột sơn dư sau phun:
Với dòng sơn khô thì sau khi sơn xong bạn có thể gom chúng lại và có thể tái sử dụng. Thu hồi lại sơn dư dùng để tái chế có thể nói đây là ưu điểm của việc lắp đặt hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện, nó giúp bạn tiết kiệm chi phí khi sản xuất.
Thu hồi bột lên đê 95% và sau đó trộn lẫn với bột mới theo tỉ lệ tùy số lượng bột sơn thu hồi để được hỗn hợp bột mới dùng cho sơn lượt sau. Quá trình thu hồi bạn nên sử dụng Filter hoặc cyclone
Tiến Phát đơn vị đi dầu trong công nghệ chế tạo xe ba bánh bằng sơn tĩnh diện
Nhận thấy được ưu điểm của sơn tĩnh điện đơn vị sản xuất xe ba bánh Tiến Phát đã mạnh dạn đầu tư dây truyền công nghệ sơn tĩnh điện trong sản xuất xe ba bánh.
Với 2 xưởng chính tại miền nam và miền bắc. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiểu dáng khung, thùng xe tất cả các dòng xe ba bánh theo yêu cầu khách hàng.
Sản phẩm xe đảm bảo khả năng chắc khỏe. Vật liệu được làm bằng thép có độ bền cao…. Đảm bảo tiêu chuẩn về quy định xe ba gác khi lưu thông trên đường.
Tất cả những thùng xe được gia công tại Tiến Phát đều được sơn tĩnh điện công nghệ cao. Đảm bảo bền đẹp và khả năng chống gỉ, thời gian sử dụng bền lâu.
Khi bạn có nhu cầu về xe ba bánh, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Trung tâm phân phối xe lôi ba bánh TIẾN PHÁT
Nhà phân phối XE LÔI – XE BA BÁNH – PHỤ TÙNG XE BA BÁNH trên toàn quốc
Văn phòng miền nam: 550 đường Cộng Hoà – phường 13 – quận Tân Bình – TPHCM
Địa chỉ 1 : 121 đường Phan Văn Hớn ( chợ Bà Điểm ) – xã Bà Điểm – Hóc Môn – TPHCM
Địa chỉ 2 : 39 đường CN 13 – KCN Tân Bình – quận Tân Phú – TPHCM
Địa chỉ 3 : 668 tỉnh lộ 2 – xã Tân Phú Trung – huyện Củ Chi – TPHCM
Xưởng lắp ráp miền bắc : xã Xuân Tiến – huyện Xuân Trường – TP Nam định
Xưởng lắp ráp miền nam : Khóm 7 thị xã Mộc Bài – huyện Mộc Bài – tỉnh Tây Ninh
Để được tư vấn, đặt hàng Quý Khách có thể liên hệ: 0938.551.456 – 0949.240.345