Thắng xe ba bánh kêu két két nguyên nhân và cách xử lý

Bất kỳ một chi tiết nào trên xe ba bánh sau khi đã trải qua thời gian sử dụng đều sẽ gặp sự cố. Thắng xe ( phanh) là bộ phận hay bị hỏng do phải hoạt động liên tục. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi thắng xe kêu két két trên xe ba bánh. Và những lỗi thường gặp của phanh xe này nhé!

Nguyên nhân khiến thắng xe ba bánh chở hàng bị hỏng

Ngày nay xe ba bánh là một loại phương tiện phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Xe này có cấu tạo đơn giản và gần như không có một công nghệ tiên tiến nào. Điều này cũng khiến cho thắng xe ba bánh phải làm việc nhiều hơn và hay hư hỏng hơn. Thắng xe bị hỏng có thể dẫn đến những nguy hiểm khi bạn đang lưu thông trên đường.

phanh xe ba bánh bị hỏng
Nguyên nhân khiến thắng xe ba bánh bị hỏng

Một số nguyên nhân khiến thắng xe lôi chở hàng bị hỏng đó là:

Do tải trọng của xe quá nặng: Xe có kết cấu đơn giản nhưng luôn luôn phải chở hàng và chịu tải nặng. Thắng xe được lắp trực tiếp lên trục xe nên một phần của thắng xe cũng phải chịu lực tác động của tải trọng xe. Hơn nữa thắng khi ở trọng tải nặng, quá tính xe lớn hơn khiến lực thắng cần phải nhiều hơn. Điều này dẫn tới thắng xe làm việc quá tải và nhanh bị hỏng.

Bị bám bẩn nhiều: Do xe phải hoạt động thường xuyên ở những môi trường bụi bẩn, cát, bụi,…cũng sẽ khiến thắng xe nhanh bị hư hại. Là bởi cấu tạo của thắng xe không có bộ phận nào bảo vệ. Các bụi bẩn, bùn đất sẽ trực tiếp xâm nhập vào phanh xe. Khiến các bộ phận bị han gỉ, mòn khiến phanh bị giảm tác dụng.

Phanh hoạt động kém do hao dầu: Dầu là thứ không thể thiếu ở phanh xe nên nếu lượng dầu không đủ sẽ khiến phanh hoạt động nhiều hơn, phải đạp sâu hơn. Điều này cũng khiến phanh hoạt động kém và nhanh hỏng.

Mẹo xử lý nhanh nhất khi thắng xe kêu két két trên xe ba bánh

Trong những chi tiết của xe ba bánh thì phanh xe là một trong những bộ phận quan trọng nhất. Khi mà thắng xe kêu két két trên xe ba bánh của bạn thì việc đầu tiên là tìm hiểu xe thắng xe đang bị làm sao. Từ đó mới có thể xử lý được một cách nhanh chóng nhất.

thắng xe kêu két két
Xử lý thắng xe kêu két két trên xe lôi ba bánh

1/ Tìm bệnh của thắng xe (phanh xe)

Khi phanh xe kêu két két có thể là do một số ảnh hưởng sau đây:

Mòn má phanh: Đây là điều thường thấy trong quá trình sử dụng xe ba gác. Nhưng nếu quá trình mòn này xảy ra nhanh và không đều. Thì rất có thể là do má phanh kém chất lượng và ề mặt thì bị trầy xước.

 phanh bị trơ lì: Đây là do người sử dụng rà phanh nhiều làm cho quá nhiệt. Khiến cho bề mặt tấm ma sát trở nên tri lì và không bám nữa. Và cũng có thể do phanh đã sử dụng quá lâu và cần được thay mới.

Má phanh bị mòn thành rãnh: Đây là hiện tượng khi lái xe sử dụng phanh kém chất lượng. Đối với những má phanh kém chất lượng thường không có được sự đồng đều về độ cứng giữa các vị trí trên bề mặt ma sát.

Bề mặt ma sắt bị bong vỡ: Đây là một dạng hỏng không thường xuyên nhưng nếu gặp thì rất nguy hiểm nếu đang điều khiển xe. Bề mặt ma sát bị bong vỡ dẫn đến bó phanh làm kẹt cứng bánh xe đột ngột. Người điều khiển không thể xử lý kịp thời và có thể dẫn tới ngã xe.

2/ Cách khắc phục phanh xe ba bánh kêu nhanh chóng

phanh xe ba bánh bị kêu
Cách khắc phục khi phanh xe ba bánh bị kêu

Khi gặp những hiện tượng trên bạn cũng không nên quá lo lắng. Bạn cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân để xử lý được nhanh chóng. Sau đây là cách khắc phục để giúp bạn đảm bảo đường an toàn khi xe di chuyển.

  • Phanh xe bị bụi bẩn, bùn đất bám vào nhiều thì hãy nhanh chóng mang đi làm sạch xe để loại bỏ hết được những vết bẩn đó.
  • Để tránh phanh xe bị trơ lì thì bạn cần hạn chế rà phanh quá nhiều. Như vậy sẽ bảo vệ và nâng cao tuổi thọ của phanh hơn.
  • Khi má phanh đã quá chai và mòn thì việc cần làm lúc này là hãy nhanh chóng thay một chiếc má phanh mới. Nếu để quá lâu sẽ hỏng cả đĩa phanh và sẽ rất nguy hiểm.

Và nếu như bạn không thể tự xử lý được thì cách tốt nhất là đem đến những cơ sở, đơn vị chuyên nghiệp. Để họ có thể nhanh chóng khắc phục để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất cho chiếc xe ba bánh của bạn.

Những lỗi thường gặp ở phanh xe ba gác

Ngoài hiện tượng thắng xe kêu két két thì bạn cũng cần lưu ý một số lỗi thường gặp sau của phanh xe để biết có thể xử lý được nhanh nhất.

phanh xe
Phanh xe ba bánh hay gặp những lỗi gì

1/ Phanh không nhả

Phanh không nhả có thể là do tắc lỗ dầu xi lanh. Các van không khí chân không bị vênh hoặc thanh đẩy bị điều chỉnh sai hoặc không điều chỉnh được. Cũng có thể do là dầu phanh quá lâu nên mất tác dụng.

Nếu như xe bạn gặp phải tình trạng này. Thì cách xử lý tốt nhất lúc này là đi thay dầu phanh mới. Cần phải được kiểm tra và thay thế ngay các chi tiết bị hư hỏng.

2/ Phanh trước bóp phanh không ăn

Đây là hiện tượng khi mà bạn cố bóp phanh nhưng lại không có tác dụng gì. Đây là hiện tượng hỏng thường xả ra nhất bởi các nguyên nhân sau đây

  • Má phanh đã bị mòn.
  • Bị dính dầu hoặc nước ở má phanh.
  • Phanh bị thiếu dầu, má phanh bị trượt.
  • Trong hệ thống phanh xe có khí, xi lanh chính bị bó cứng.
  • Không dán chắc má phanh, trong đường ống dẫn dầu có không khí
  • Lỏng mối nối, tắc hoặc hở ống chân không…

Cách khắc phục duy nhất là bạn cần tìm hiểu nguyên nhân chính và thay thế sửa chữa sao cho đảm bảo được độ an toàn của phanh xe.

3/ Phanh xe ba bánh bị nóng

phanh xe
Thường xuyên kiểm tra phanh xe để đảm bảo an toàn

Khi phanh ở vận tốc cao nhiệt sinh ra lớn hơn rất nhiều lần tốc độ tỏa nhiệt. Nhiệt độ càng nóng thì hiệu suất của phanh lại càng giảm. Nhiệt độ làm cho má phanh bị trơ khiến phanh không ăn, sẽ rất nguy hiểm nếu như xe di chuyển ở vận tốc cao.

Cách khắc phục lúc này đó là kiểm tra lại cùm phanh, thay thế má phanh và thay dầu phanh mới. Chỉnh lại hệ thống pit-tông cho đảm bảo an toàn hơn khi xe di chuyển.

Để đảm bảo thắng xe được hoạt động tốt nhất bạn cần chú ý vệ sinh xe thường xuyên. Kiểm tra các chi tiết phanh định kỳ có như thế thì mới đảm bảo được tính an toàn khi xe di chuyển trên đường.

Hi vọng những thông tin được chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ được nguyên nhân và cách khắc phục khi thắng xe kêu két két. Bạn đã có thể tự xử lý được những tình huống ở phanh xe ba bánh. Chúc bạn thực hiện thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *