Chắc hẳn ai cũng đã từ nghe đến từ dung tích xi lanh của động cơ. Tuy nhiên không phải ai cũng sẽ hiểu về con số này. Hãy cùng XELOIBABANH tìm hiểu về dung tích xi lanh là gì? Cách tính dung tích động cơ như thế nào? Và vai trò của dung tích xy lanh đối với động cơ?
Dung tích xi lanh là gì
Đây chính là tổng thể tích của tất cả xy lanh mà động cơ sở hữu. Và tất nhiên đã là thể tích thì sẽ được đo bằng đơn vị lít đối với xe ô tô và cc (Cubic Centimeters) đối với xe máy (1L=1000cc). Ví dụ: Xe của bạn sở hữu 3 xy lanh, dung tích của mỗi xy lanh là 0.5L thì động cơ của bạn có tổng dung tích là 1.5L. Thông thường dung tích sẽ được làm tròn (149cc thì sẽ làm tròn lên 150cc)
Động cơ có dung tích xy lanh càng lớn thì vận hành càng khỏe. Do dung tích xy lanh càng lớn thì trong một khoảng thời gian nhất định sẽ nạp được càng nhiều hỗn hơp xăng và không khí để đốt cháy và tạo ra công suất lớn cho xe. Tuy nhiên, đi kèm với ưu điểm đó thì dung tích lớn cũng có nhược điểm. Đó là tiêu hao nhiên liệu hơn so với động cơ có dung tích nhỏ hơn.
Dung tích xy lanh có ảnh hưởng như thế nào đến công suất của động cơ
Có 2 yếu tố ảnh hưởng của dung tích xy lanh đến công suất của động cơ
+ Dung tích xy lanh lớn đồng nghĩa với việc lượng nhiên liệu được đưa vào trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc động cơ sẽ sản sinh ra công suất cao, giúp xe tăng tốc và vận hành mượt mà ở tốc độ cao. Tuy nhiên, động cơ cũng sẽ tiêu thụ nhiều nhiên liệu gây thiệt hại về kinh tế và lượng khí thải độc hại thải ra môi trường nhiều hơn.
+ Động cơ có dung tích xy lanh cao hơn cũng sản sinh ra nhiều công suất và tạo nhiều lực kéo cho xe hơn. Khiến xe tăng tốc dễ dàng và chạy êm ái trên cao tốc.
Tuy nhiên, công suất của xe ô tô không phải là yếu tố duy nhất quyết định hiệu suất và hiệu năng của xe. Những yếu tố khác như trọng lượng của xe, hệ thống truyền động, lượng không khí lưu thông qua động cơ… cung ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe
Ô tô cần có dung tích xi lanh bao nhiêu
Không có một con số hay tiêu chuẩn nhất định nào đối với dung tích xi lanh của xe ô tô. Các nhà sản xuất khi chế tạo một chiếc xe ô tô sẽ dựa vào kích thước, trọng lượng, thiết kế, khả năng vận hành, mục đích sử dụng, hệ thống đánh lửa… để thiết kế dung tích xy lanh phù hợp với xe.
Các dòng xe ô tô phổ thông như Toyota, Honda, Kia, Huyndai thường có dung tích khoảng từ 1.5 – 2.4L. Đây là con số không quá lớn vì các mẫu xe này nhắm đến đối tượng khách hàng trung bình. Họ mua xe chủ yếu để phục vụ mục đích đi lại và không quá đòi hỏi về tốc độ. Còn các dòng xe như BMW i8, Bugati, Lamborghini… được thiết kế động cơ có dung tích từ 6-12L vì khách hàng sở hữu những mẫu xe này để phục vụ đam mê về tốc độ và họ cũng dư giả để không lo về vấn đề nhiên liệu.
Cách tính dung tích xi lanh
Theo các nhà sản xuất xe. Công thức tính dung tích động cơ chính xác nhất như sau:
Vh = π*D2 /4*S
Trong đó:
- Vh là dung tích xilanh của động cơ
- π là số PI = 3.14
- D là đường kính xi lanh
- S là quãng đường hành trình của pittong (mm) được xác định là khoảng cách từ ĐCT (điểm chết trên) đến ĐCD (điểm chết dưới) của xylanh
Ngoài ra chúng ta còn có công thức tính các thể tích khác như
– Thể tích toàn bộ xy lanh Va = Vh (thể tích làm việc của xy lanh) + Vc (thể tích buồng cháy của xy lanh)
– Thể tích làm việc của động cơ Ve= Vh (thể tích làm việc của xy lanh) * I (số xi lanh của động cơ)
Đánh giá ưu nhược điểm của động cơ xi lanh đơn và động cơ nhiều xi lanh
Động cơ xi lanh đơn (1 xy lanh)
+ Ưu điểm:
- Thiết kế dễ dàng và đơn giản so với động cơ nhiều xilanh
- Chi phí sản xuất thấp do cấu tạo ít linh kiện (chỉ có một pittong, một thanh truyền và 2 xubap
- Cửa hút và cửa xả có cấu tạo đơn giản nên dễ dàng bảo dưỡng và sửa chữa. Ít tốn kém khi xảy ra hỏng hóc
- Nhỏ, gọn và tiết kiệm nhiên liệu. Thông thường động cơ 1 xilanh được sử dụng cho các thiết bị nhỏ
+ Nhược điểm:
- Rất khó cân bằng do có động cơ lớn và tốc độ quay nhanh (lực ngang và các lực quán tính lớn)
- Chỉ có một kỳ sinh công ( khoảng 25% thời gian) các kỳ còn lại không sản sinh ra công suất
- Phải có một bánh đà lớn được thiết kế để lưu trữ năng lượng quán tính
- Không dùng được cho các loại động cơ lớn như ô tô, máy báy, tàu hỏa…
Động cơ nhiều xi lanh
+ Ưu điểm:
- Khả năng cân bằng tốt hơn nhiều so với động cơ xi lanh đơn
- Các pittong nhỏ tạo ra lực quán tính cũng nhỏ nên tốc độ của xe sẽ được tăng cao hơn
- Không cần phải sử dụng bánh đà lớn do việc sinh công đã được phân bổ đồng đều
- Giảm được lực cản trên đường ống, dễ tạo ra công suất cao do có nhiều đường ống nạp xả hơn
+ Nhược điểm:
- Trọng lượng lớn và tiêu hao nhiều nhiên liệu
- Kỹ thuật chế tác và thiết kế phức tạp
- Chi phí sản xuất, bao dưỡng và sửa chữa đắt hơn động cơ xi lanh đơn
Ý nghĩa của số chấm sau tên gọi của xe
Đằng sau đít xe ô tô thường có các ký hiệu số như 1.5, 2.0 , 2,4 ,3.0… Đây chính là số chấm thể tổng dung tích tất cả các xy lanh của động cơ. Ví dụ Camry 2.0G thì tổng dung tất cả các xy lanh của nó là 2 lít, xe Camry 2.5Q thì tổng dung tích của nó là 2.5 Lít. Số châm càng cao thì công suất của động cơ càng lớn. Khả năng tăng tốc và chạy với tốc độ cao cũng tốt hơn.
Tuy nhiên việc có dung tích lớn cũng làm cho động cơ tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn động cơ dung tích nhỏ. Đồng thời chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và giá thành cao hơn. Ngược lại động cơ dung tích nhỏ phải sử dụng đúng mục đích của nhà sản xuất mới đạt được hiệu quả cao.
Kết bài: Hy vọng những thông tin chi tiết về dung tích xi lanh ở bài viết trên sẽ cho các bạn cái nhìn tổng thể nhất về bộ phận quan trọng của động cơ. Nếu bạn đang quan tâm đến các chủ đề về xe cộ hãy tiếp tục theo dõi Xe Lôi Ba Bánh để liên tục cập nhật những tin tức mới nhé.