Nguyên nhân và cách xử lý những sự cố trên côn xe ba bánh

Thuật ngữ côn xe hẳn không còn xa lạ với những người điều khiển phương tiện giao thông. tuy nhiên côn xe là gì? Chúng có hoạt động như thế nào? Khi điều khiển xe ba bánh hay gặp những sự cố gì và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tham khảo để có thêm những kiến thức khi điều khiển xe ba bánh nhé.

Côn xe là gì

Là bộ phận trung gian cầu nối giữa động cơ xe ba bánh, hộp số và cầu chủ động. Côn xe có một vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình di chuyển và điều khiển chiếc xe.

côn xe là gì
Tìm hiểu côn xe là gì

1/ Cấu tạo bộ côn xe ba bánh

Nếu xét về chi tiết, bộ côn của xe ba bánh sẽ có cấu tạo 3 phần như sau:

  • Phần thứ nhất là kết nối với trục khuỷu và trục truyền động của động cơ xe. Phần này bao gồm có là nhông hú và các lá bố.
  • Phần thứ hai gồm có phần đế nồi và các lá thép chúng được kết nối với trục truyền động của hộp số xe.
  • Phần thứ ba là phần có nhiệm vụ giúp gắn kết các bộ phận là đế nồi, các lá bố lá thép lại với nhau. Phần này gồm có mâm ép cùng với các lò xo nồi.
Cấu tạo bộ côn xe
Cấu tạo bộ côn xe ba bánh có 3 bộ phận chính

Nếu như không có côn xe thì bánh xe sẽ gắn trực tiếp vào động cơ xe. Có nghĩa là khi nào động cơ hoạt động thì bánh xe sẽ chạy. Còn động cơ mà dừng thì bánh xe cũng sẽ dừng.

Do vậy việc di chuyển sẽ chở nên bất tiện nếu như không có bộ côn xe này. Động cơ xe vẫn có thể hoạt động bình thường nhưng việc xe dừng hay chạy, chạy nhanh hay chạy chậm đều thực hiện được. Tác dụng chính của bộ côn xe chính là ngắt kết nối giữa động cơ và bánh xe.

2/ Nguyên lý hoạt động

Côn xe có nguyên lý hoạt động như sau: Đối với quá trình ngắt nhanh và dứt khoát truyền động từ động cơ đến hộp số. Khi người điều khiển bóp côn phần mâm ép sẽ được đẩy ra ngoài. Các là thép và lá bố sẽ được tách ra. Lúc này truyền động từ động cơ cho tới hộp số sẽ được cắt tạm thời và có thể vào số.

Nguyên lý hoạt động của côn xe
Nguyên lý hoạt động của côn xe

Đối với chức năng nối truyền động từ động cơ xuống hộp số. Trong lúc động cơ đang hoạt động chúng ta nhả tay côn. Thì lúc này lực từ trục khuỷu sẽ truyền đến nhông hú. Qua 1 nhông thứ cấp khiến cho nhông hú đó quay và làm cho lá bố và lá sắt quay. Do chúng đã được kết nối với những cái ngàm của bộ phận đế nồi.

Lực nén mà lò xo tạo thành sẽ ép chặt lá bố và lá sắt tạo thành một khối. Trong lúc này dế nồi sẽ quay và truyền lực từ động cơ xe sang trục truyền động của hộp số. Và khiến cho bánh xe quay qua một trục thứ cấp.

Những dấu hiệu cho thấy côn xe ba gác đang gặp vấn đề

Bạn có thể nhận thấy côn xe ba gác đang gặp vấn đề thông qua các dấu hiệu dưới đây. Khi bắt gặp những dấu hiệu này bạn cần kiểm tra và xử lý để giúp an toàn hơn khi điều khiển.

1/ Côn có tiếng kêu gầm rú

Khi đạp côn có tiếng động. Khi xe vừa chạy hoặc đã chạy được một đoạn mà có tiếng rú lớn từ bộ côn và hộp máy của xe kêu lên. Xe chạy càng nhanh tiếng kêu càng lớn. Điều này hay gặp hơn ở những xe ba bánh có bộ côn tay. Đặc biết với những bộ côn không hay được bảo dưỡng và sử dụng đã lâu.

côn xe kêu gầm rú
Khi chạy côn xe có tiếng kêu gầm rú là có dấu hiệu bị hỏng

Nguyên nhân khiến cho bộ côn có tiếng kêu gầm rú là do nhân bánh răng sơ cấp và thứ cấp đã hỏng. Điều này gây là độ bào mòn khi tốc độ xe chạy nhanh sẽ tạo ra tiếng rú lớn. Điều cần làm ở đay là bạn hãy thường xuyên bảo dưỡng xe. Thay các lá côn đã bị bào mòn để đảm bảo xe được vận hành tốt nhất.

Bạn cũng cần nắm rõ cách điều khiển xe ba bánh sao cho đúng cách. Nếu điều khiển sai cách cũng khiến côn xe bị ảnh hưởng ít nhiều.

2/ Trượt côn khiến xe lên dốc yếu

Khi bạn cho chiếc xe của mình lên dốc hoặc tăng tốc độ nhưng xe lại có cảm giác bị ì lại. Đây là dấu hiệu cho thấy mô men từ động cơ chưa được truyền tới cho bánh xe do côn xe đã bị trượt. Nguyên nhân chính khiến xe trượt côn là do:

  • Do đĩa ma sát bị mòn hoặc do dầu
  • Do điều khiển xe trong địa hình khó phải chuyển số liên tục
  • Do xe phải làm việc quá sức, chở quá trọng tải thường xuyên
  • Xe đang chạy ở tốc độ thấp mà khi đó bạn dừng xe nhưng lại không về số. Điều này khiến cho bộ ly hợp phải làm việc vất vả và nhanh chóng bị mòn.
xe ba bánh chở hàng
Chở hàng nặng quá tải khiến côn xe bị trượt

Nếu chiếc xe ba gác của bạn gặp hiện tượng đó thì nên mang đến tiệm chuyên sửa xe. Để cho các nhân viên chuyên nghiệp tiến hành kiểm tra và xử lý kịp thời.

3/ Côn không nhạy

Độ nhạy của côn xe rất cần được quan tâm khi lái xe. Đang chạy xe cho dù bạn đã bóp hết tay côn mà vẫn không ngắt được bộ côn, côn vẫn không bám sâu.

Khi dừng xe vẫn còn số dù đã bóp côn mà côn không bám còn gây chết máy. Điều này có nghĩa là bộ côn xe đã bị hư hỏng. Nguyên nhân có thể là do việc điều chỉnh tay côn không chính xác. Hoặc có thể côn xe thiếu dầu khiến cho côn xe nhanh bị bào mòn gây khó khăn trong việc điều khiển

4/ Lá côn xe ba gác bị mòn

Đây là một trong những dạng hỏng hay xảy ra ở côn xe. Dấu hiệu cho thấy là lá côn mòn làm tăng tổn thất năng lượng trên đường truyền lực từ động cơ xe tới bánh xe. Côn xe bị mòn là do có nhiều nguyên nhân gây nên như

lá côn bị mòn
Lá côn xe rất dễ bị mòn nếu không sử dụng đúng cách

– Người lái xe ba bánh quên thay nhớt hay do sử dụng đã lâu nhớt không còn tác dụng bôi trơn nữa

– Dầu máy sử dụng kém chất lượng cũng là một nguyên nhân chính khiến côn xe bị mòn. Bởi khi sử dụng dầu kém chất lượng hoặc dầu quá bẩn. Sẽ khiến cho các bánh răng, các tấm ma sát bị trượt nhiều và gây mòn một cách nhanh chóng và nóng máy.

– Xe thường xuyên chở quá tải khiến côn xe phải hoạt động hết công suất. Do vậy các bộ phận liên tục bị mài mòn khiến cho chúng nhanh bị mất ma sát.

Hướng dẫn cách bảo dưỡng côn xe ba bánh

Để sử dụng côn xe ba gác được lâu dài bền bỉ. Đảm bảo an toàn mỗi khi xe di chuyển bạn cần biết cách bảo dưỡng chúng.

Cách bảo dưỡng côn xe ba bánh
Dưỡng côn xe ba bánh thường xuyên để xe được vận hành tốt nhất

Sau đây là những lưu ý khi bạn sử dụng bộ côn xe ba bánh:

– Thường xuyên kiểm tra, thay dầu định kỳ cho xe. Cần phải lựa chọn loại dầu tốt và phù hợp với xe

– Không được sử dụng dầu nhớt của xe ga dùng cho xe côn

– Vị trí truyền số của xe phải phù hợp với tốc độ và tải trọng của xe.

– Khi di chuyển tuyệt đối không được tăng tốc đột ngột khi tay côn chưa được nhả hết.

– Khi gặp tình huống tắc đường thì bạn không nên mớm côn và tránh nhả côn một cách đột nhột. Điều này sẽ dễ dẫn đến tình trạng côn nhanh hư hỏng và bị bào mòn.

Những thông tin chia sẻ trên đây hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ côn xe là gì. Cách khắc phục khi côn xe ba bánh của mình gặp vấn để. Cũng như cách bạn bảo dưỡng bộ côn để cho chiếc xe luôn luôn trong tình trạng tốt nhất. Chúc bạn có những hành trình lái xe an toàn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *